Bồ hòn hay còn gọi là Bòn hòn, Vô hoạn, thuộc họ Sapindaceae, là dòng cây được trồng khá phổ biến ở các tỉnh vùng núi và trung du như Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...Người xưa có câu: Ngậm bồ hòn làm ngọt, hàm chỉ sự chịu đựng, nhẫn nhịn của con người. Tuy nhiên, bồ hòn còn là một thức quả đem lại nhiều công dụng hữu ích cho con người, cùng TOPBESTVIET khám phá ngay trong bài chia sẻ này nhé!
Đặc điểm cây Bồ hòn
Một vài đặc điểm về cây bồ hòn mà bạn cần biết như sau:
- Bồ hòn thuộc cây thân gỗ, ưa sáng, mọc nhanh với chiều cao trung bình < 10m hoặc có khi hơn.
- Lá màu xanh đậm, mọc so le với đầu nhọn, mép nguyên và có các gân nổi rõ.
- Hoa sai vào tháng 7 đến tháng 9, mọc ở đầu cành, hợp thành từng cụm, có màu lục nhạt.
- Quả bồ hòn hình cầu, khoảng 3 - 4cm với cùi dày. Vỏ có màu nâu và nhăn nheo khi chín. Đây cũng là bộ phận thường dùng của cây bồ hòn.
- Cây mọc hoang ở rừng hoặc được trồng ở thôn xóm, đình chùa nhằm lấy quả và cho bóng mát.
- Thành phần hóa học trong quả bồ hòn gồm các Saponosid chiếm tỉ lệ cao.
Công dụng của bồ hòn
Có thể kể đến một vài công dụng nổi bật của bồ hòn như:
- Khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus pyogenes…(ở dạng cao chiết nước và cồn).
- Khả năng diệt tinh trùng, được bào chế làm thuốc chống thụ thai.
- Có tác dụng tiêu đờm hòa trệ (rễ bồ hòn - vị đắng, tính mát, hơi độc).
- Diệt chấy, rận ở động vật (sử dụng nước).
- Một số bài thuốc dân gian còn nêu ra tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng; ghẻ, nấm ngoài da; hắc lào; họng tắc, trị gàu, trị mụn...
- Và một công dụng không thể không nhắc đến được áp dụng từ xa xưa của quả bồ hòn chính là tẩy rửa, sát trùng. Do đó, nhiều người lấy nước chiết bồ hòn để giặt quần áo, chà rửa chén, xoong, nồi, thay thế cho xà phòng hóa học.
Một vài lưu ý khi sử dụng bồ hòn
- Mặc dù lành tính, tuy nhiên, khi sử dụng bồ hòn để tẩy rửa, sát trùng hay chữa bệnh, cần lưu ý:
- Không để nước bồ hòn dây vào mắt.
- Nếu dùng bồ hòn ngoài da, thấy có xuất hiện các nốt mẩn đỏ, cần ngưng dùng ngay. Rất có thể cơ thể của bạn dị ứng với Saponin.
- Nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng bồ hòn làm thuốc chữa bệnh.
- Đối với phụ nữ mang thai những tháng đầu, hạn chế tiếp xúc, sử dụng bồ hòn.