Nhật Bản không chỉ được biết đến là xứ sở của hoa anh đào, mà còn lại quốc gia có nền ẩm thực lâu đời và nổi tiếng. Cùng TOPBESTVIET khám phá 19 điều lý thú về ẩm thực Nhật Bản trong bài chia sẻ dưới đây!
Về Nhật Bản
Chúng tôi đề cập đến vị trí, địa lý và văn hóa Nhật Bản vì nó liên quan mật thiết đến lịch sử và đặc trưng ẩm thực của xứ sở này:
- Nhật Bản là quốc đảo nằm trên Thái Bình Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á.
- Là quần đảo núi lửa với bốn mùa rõ rệt trải dài theo chiều dài của đất nước.
- Là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
- Lịch sử trải qua các giai đoạn nổi bật: Tiền Heian - Trung thế - Cận đại - Hiện đại.
Về ẩm thực Nhật Bản
- Các món ăn trong ẩm thực Nhật Bản thường không được nêm nếp nhiều gia vị, mà chú trọng vào tính thuần khiết, tự nhiên của món ăn.
- Là quốc đảo, vì vậy, rong biển, hải sản là những thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Nhật.
- Sushi được xem là quốc thực của Nhật Bản.
- Về thức uống, rượu sake được làm từ gạo với nồng độ cao rất được ưa chuộng.
- Washoku (和食 (Hoà thực) - Bữa cơm đầu năm mới của người Nhật được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 04 tháng 12 năm 2013. Washoku là tập hợp một nhóm kỹ năng, kiến thức sử dụng tài nguyên bền vững, tôn trọng thiên nhiên.
- Trà đạo Nhật Bản ra đời vào năm 1185, khi Mạc Phủ được thiết lập ở Kamakura với các món chay chủ đạo.
- Hương vị cơ bản thứ năm - Umami được phát hiện bởi tiến sĩ Kikunae Ikeda vào năm 1908. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của công ty bột ngọt Ajinomoto
- Tempura, sashimi và súp miso là 3 món ăn chính trong bữa cơm truyền thống của Nhật Bản. Cùng với đó là cơm, natto, rabina, củ cải/ dưa muối, rong biển sấy khô.
- Đối với bữa ăn xa nhà, cơm hộp mang theo của người Nhật thường là 4 phần cơm, 3 phần thịt/ cá, 2 phần rau, 1 phần tráng miệng.
- Bất kỳ món ăn nào cũng tuân theo quy tắc tam ngũ: ngũ vị (ngọt, chua, cay, đắng, mặn), ngũ sắc (trắng, vàng, đỏ, xanh, đen) và ngũ pháp (sống, ninh, nướng, chiên và hấp).
- Các bữa ăn nhật thường giàu dinh dưỡng với các thực phẩm bổ dưỡng như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto, mơ chua umeboshi, rong biển kombu, chè tươi.
- Quy tắc bàn ăn: Ngồi xếp bằng tròn trên các miếng đệm quanh bàn ăn thấp/ ghế sàn với chỗ dựa lưng. Vật dụng: đũa gỗ/ inox và thìa. Họ thường không bới cơm hoặc canh cho từng người, nghĩa là các phần ăn thường được đặt sẵn trên bàn cho mỗi người. Hành vi được xem là bất lịch sự trên bàn ăn, bao gồm: dùng đũa đang ăn để gắp đồ ăn cho người khác, nói chuyện khi đồ ăn còn trong miệng, phát ra tiếng khi nhai, gõ thìa lên chén, vừa mở miệng vừa nhai, cầm đũa/thìa trước khi người cao tuổi nhất bắt đầu ăn, cắm đũa/thìa thẳng đứng trong bát,....Phép lịch sự khi ăn: Phải xin phép trước khi ăn ("Itadakimasu"), cảm ơn sau khi ăn xong ("Gochiso sama deshita"),
- Các món ăn phổ biến trong dịp năm mới đều mang những ý nghĩa nhất định. Cụ thể: rượu sake (trừ tà khí, kéo dài tuổi thọ), đậu phụ (sức khỏe), trứng cá tuyết nướng (gia đình đông vui), sushi cá tráp (sung túc, thịnh vượng), tempura/ tôm (trường thọ)....
- Các nguyên liệu chủ yếu trong ẩm thực Nhật: cá bào Nhật Bản (cá ngừ hoặc cá hồi); Rong và tảo biển, đậu tương, rượu mirin và sake, gạo shari, giấm komezu, ponzu, wasabi, đường đen Nhật Bản, konnyaku.
- Các dụng cụ thường được sử dụng trong chế biến món ăn của người Nhật: Makisu, hangiri, shamoji, makiyakinabe.
- Nêm nếm trong ẩm thực Nhật thường theo thứ tự: satō, sake - đường, rượu; shio - muối; su - giấm; shōyu - nước tương; miso - đậu tương lên men.
- Quy tắc trình bày trong ẩm thực Nhật tuân theo nguyên tắc mùa, theo ngày lễ hoặc tương phản của màu sắc, hình dạng.
- Các món tráng miệng thường được sử dụng là đá bào, dango (bánh trôi xiên que), chè đậu đỏ Shiruko, chè kem Anmitsu, bánh ngọt phương Tây.
- Teppanyaki được xem là nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản với sự thăng hoa cả 5 giác quan trong hành trình thưởng thức món ngon.