Các biểu hiện dễ nhận biết bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi và nguy cơ lây bệnh rất cao. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh bạch hầu sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Bệnh bạch hầu có các biểu hiện nào?
Bệnh bạch hầu có các biểu hiện nào?

 

Xem thêm: 7 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể thiếu kẽm

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu hay còn gọi là Diphtheria. Là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn gây ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến màng nhầy cổ họng và mũi.

 

  • Các tổn thương của bệnh bạch hầu gây ra trên cơ thể người đến từ ngoại độc tố của Corynebacterium diphtheriae - vi khuẩn bạch hầu. 
  • Bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc và cả bộ phận sinh dục và rất dễ lây lan cho người khác. Tuy nhiên, có thể phòng bệnh bạch hầu thông qua việc tiêm ngừa vắc xin.
  • Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu sẽ gây ra các tổn thương lên các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tim, phổi, thận và gan. Theo nhiều ghi nhận, tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu gây ra lên đến 10%.
  • Bệnh bạch hầu lây lan nhanh trong cộng đồng thông qua đường hô hấp hoặc qua đường tiếp xúc với chất dính bài tiết của người nhiễm bệnh.

Xem thêm: 10 dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu hụt vitamin C

 

Biểu hiệu nhận biết sớm của bệnh bạch hầu

Giả mạc xuất hiện làm cho bệnh nhân bị bạch hầu khó thở, khó nuốt
Giả mạc xuất hiện làm cho bệnh nhân bị bạch hầu khó thở, khó nuốt

Ở giai đoạn đầu, bệnh bạch hầu thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, sau 2 đến 5 ngày, tùy theo thể trạng cơ thể, bệnh sẽ có các dấu hiệu rõ rệt hơn. Cụ thể:

 

  • Giai đoạn đầu: Sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn.
  • Sau 2 đến 3 ngày: Giả mạc màu trắng ngà/ xám xuất hiện trong cổ họng với đặc tính: dai, dính và dễ chảy máu. Cảm thấy khó thở, khó nuốt.
  • Sau 5 ngày: sốt cao, cổ sưng to, rối loạn nhịp tim và cảm giác khó thở thấy rõ.

 

Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm bệnh bạch hầu?

Thăm khám và tiêm vắc xin đầy đủ để ngăn ngừa bệnh bạch hầu
Thăm khám và tiêm vắc xin đầy đủ để ngăn ngừa bệnh bạch hầu

Để hạn chế lây nhiễm bệnh bạch hầu, cần lưu ý:

 

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đúng và đủ.
  • Rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi hắt hơi, ho và vệ sinh mũi, họng hằng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm mắc bệnh.
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi sống và làm việc sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng.
  • Cần tự cách ly và nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi nghi nhiễm mắc bệnh bạch hầu.

Xem thêm: 21 dấu hiệu có thai (mang tha‍i) sớm chính xác nhất