Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Mặc dù là bệnh lành tính, tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu sẽ gây ra nhiễm trùng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, mắc bệnh thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Cùng TOPBESTVIET tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài chia sẻ dưới đây!

 

Nguyên nhân của bệnh thủy đậu?
Nguyên nhân của bệnh thủy đậu?

Xem thêm: Bệnh Zona (Giời leo): Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

 

Những điều cần biết về bệnh thủy đậu

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Đây cũng là loại virus gây nên bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona (giời leo) ở người lớn. Loại virus này cũng là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.

 

  • Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp hoặc dịch tiết trên cơ thể.
  • Bệnh phát triển mạnh vào mùa xuân và phổ biến hơn ở trẻ em với biểu hiện dễ thấy nhất thông qua các mụn nước phồng rộp trên cơ thể hoặc niêm mạc lưỡi và miệng.

 

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Khởi bệnh thủy đậu với các nốt ban nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện
Khởi bệnh thủy đậu với các nốt ban nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện

4 giai đoạn biểu hiện triệu chứng của bệnh thủy đậu mà bạn cần nắm rõ:

Giai đoạn 1 - Ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh của bệnh thủy đậu kéo dài từ 10 đến 20 ngày. Lúc này, người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết bệnh.

Giai đoạn 1 - Phát bệnh

Lúc này, người mắc bệnh thủy đậu sẽ có các triệu chứng như: sốt nhẹ, đau đầu và cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Đồng thời các nốt ban nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện, một số khác còn nổi hạch sau tai kèm theo triệu chứng viêm họng.

Giai đoạn 3 - Toàn phát

Người mắc bệnh thủy đậu bắt đầu sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, đau cơ rõ rệt hơn. Các nốt ban nhỏ ban đầu bắt đầu bọng nước với đường kính từ 1 đếm 3mm, cảm giác ngứa và rát. 

Bọng nước lan nhanh ra khắp cơ thể và có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, gây khó khăn trong việc ăn uống. Nếu bọng nước nhiễm trùng sẽ sưng lớn hơn, có dịch mủ màu đục.

Giai đoạn 4 - Phục hồi

Sau khoảng 1 tuần, mụn nước tự vỡ ra, se lại và bong vảy, dần phục hồi. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết bong cẩn thận, kết hợp với thuốc để tránh sẹo rỗ do thủy đậu để lại.

Khi mắc bệnh thủy đậu cần lưu ý điều gì?

Khi mắc bệnh thủy đậu cần lưu ý điều gì?
Khi mắc bệnh thủy đậu cần lưu ý điều gì?

Khi mắc bệnh thủy đậu cần lưu ý:

 

  • Mặc đồ rộng rãi, vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt. Điều này giúp cho các nốt mụn không bị vỡ do cọ xát. 
  • Hạn chế ra gió và gãi vào các nốt mụn nước để tránh dịch lây lan.
  • Nên vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát khuẩn, dùng nước ấm lau rửa nhẹ nhàng.
  • Chủ động cách ly nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Không sử dụng các bài thuốc chữa trị vô tội vạ khi không được chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
  • Đối với mẹ bầu và trẻ em, nên đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị theo phác đồ thích hợp.

Xem thêm: Bệnh gan mật là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh gan mật sớm nhất

 

Làm thế nào để phòng ngừa thủy đậu?

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu, cần:

 

  • Tiêm vắc xin thủy đậu.
  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh thủy đậu.
  • Vệ sinh cơ thể, nơi sinh hoạt sạch sẽ.