Làm thế nào để đánh giá bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?

Người dịch: LinG

Tên tác giả: Độc lực ở Hàng Châu


Rất nhiều người thường hay có sự hiểu nhầm thế này : 

- Một người hướng ngoại nên lạc quan, tự tin, ấm áp, có năng lực, dũng cảm, giao tiếp và biện luận tốt.

- Một người hướng nội nên bi quan, tự ti, tối tăm, vụng về, hèn nhát, kín đáo.Tổng kết lại, người hướng ngoại nhận được những từ ngữ ca ngợi, còn những từ ngữ không tốt đều dành cho người hướng nội, quan điểm này rất sai lầm. 

Rất nhiều lý luận về nhân cách con người liên quan đến "hướng nội" và "hướng ngoại", quan điểm chung như sau :

- Người hướng nội sẽ hướng nhiều năng lượng hơn vào thế giới bên trong của họ, tự đắm chìm trong suy nghĩ, ý kiến và cảm xúc của bản thân. Người hướng ngoại sẽ hướng nhiều năng lượng hơn vào thế giới bên ngoài, bằng lòng với việc làm việc ở nơi đông người, việc nhiều, hoạt động nhiều.

- Người hướng nội hồi phục năng lượng thông qua sự yên tĩnh và cô độc, người hướng ngoại phục hồi năng lượng thông qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài.- Người hướng nội rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, không thích có quá nhiều sự khuấy động, thích tìm hiểu sâu về những thứ bản thân từng trải nghiệm, còn người hướng ngoại lại thích sự khuấy động mạnh mẽ và phong phú.

- Người hướng nội thích đào sâu vấn đề, người hướng ngoại thích mở rộng vấn đề. 

Những khác biệt này thực sự rất trung lập và không có phân loại giá trị "tốt" hay "xấu" trong đó. 

Nhưng đa số khi mọi người nói bản thân nhạy cảm và hướng nội, thực tế đều không mang ý nghĩa này. 

Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?
Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại? - Nguồn hình Internet

Tôi từng làm 1 chủ đề tư vấn "Lớp học hạnh phúc dành cho người hướng nội và nhạy cảm" trên 1 trang web, tiếp xúc với những người đăng ký, tôi phát hiện những câu mà mọi người hỏi cực kì đa dạng: cảm thấy không dễ sống chung với boss, cấp dưới không nghe lời, không có mục tiêu và động lực phát triển sự nghiệp, không biết làm sao để lôi kéo tài nguyên trong công ty, ... Điểm tương đồng ở đây là, mọi người đều thoải mái khi gắn tất cả vấn đề này cho 1 lý do duy nhất : tôi là một người nhạy cảm và hướng nội, vì thế tôi mới gặp nhiều trở ngại như vậy. 

Có đôi khi, chúng ta cần 1 dán nhãn để đặt tên cho những cảm xúc tồi tệ, sự thất vọng trong những mối quan hệ hay những điều không thuận lợi trong cuộc sống. Một khi đã dán lên chiếc dán nhãn, giống như nhận được sự công nhận của các chuyên gia tâm lý học, có cảm giác an toàn và được công nhận. Chúng ta biết nó là cái gì, liền ám thị rằng bản thân có cách giải quyết nó, hoặc mặc dù chẳng biết làm thế nào để xử lý, ít nhất cũng có thể tự nhủ rằng có rất nhiều người giống mình. Đây là lí do tại sao nhiều người cảm thấy bản thân hướng nội, bởi vì "nhạy cảm và hướng nội" đã được nhận định như thế. 

Nhưng có những lúc cái dán nhãn này không thể dán lên thì sao? Câu hỏi được đặt ra là bản thân ở trước mặt 1 số bạn bè hoặc 1 số người thì rất cởi mở, dũng cảm thể hiện và chấp nhận rủi ro, điều này rất bình thường. Mặc dù lý luận nhân cách có sự phân biệt giữa người hướng nội và người hướng ngoại, nhưng hành vi nhận biết người hướng nội và người hướng ngoại vẫn còn dấy lên nhiều sự tranh cãi. 

Đối với tính cách con người, tâm lý học có 2 trường phái khác nhau : một trường phái là phái nhân cách, nhấn mạnh tính ổn định của các đặc điểm tính cách. Các nhà tâm lý học trong trường phái này tin rằng "3 tuổi xem lớn, 7 tuổi xem già" ( xem tính cách của trẻ em lúc 3 tuổi đại biểu cho tính cách của đứa bé ấy ở độ tuổi thanh xuân, còn ở đứa bé 7 tuổi có thể đại biểu cho đứa trẻ ấy ở từ độ tuổi trung niên trở lên ). Thế nên nếu bạn khi 7 tuổi là một người hướng nội, vậy bạn khi 50 tuổi cũng sẽ như vậy. Nếu trong công việc bạn là người hướng nội, vậy thì trong cuộc sống cũng không thay đổi. 

Trường phái còn lại là phái tình huống, nhìn nhận rằng thế giới không có hướng nội hay hướng ngoại, nhiều người đề cập đến, mới hình thành lên vấn đề này. Hướng nội hay hướng ngoại đều không quan trọng, phân cảnh của bạn và vai diễn của bạn ở trong đó mới là mấu chốt để quyết định hành vi. Theo cách nói của trường phái này, bạn tự tin lưu loát giảng giải trên bục giảng, không phải vì bạn là người hướng ngoại, mà là bạn đang trong vai diễn một người giáo viên. Cũng có thể sau khi hết giờ dạy bạn liền gặp phải lãnh đạo, bạn ngay lập tức trở thành một người e dè hướng nội. 

Cũng giống như vậy, bạn ở trước mặt bạn bè mạnh miệng, vui vẻ cởi mở, chấp nhận rủi ro là bởi vì mối quan hệ giữa bạn và những người bạn ấy làm bạn đã quen với tình huống và vai diễn của bản thân. Bởi vậy theo những người ở trường phái tình huống thì bạn hướng nội hay hướng ngoại đều chẳng có vấn đề gì, chủ yếu là bạn ở nơi nào, làm gì và cùng ai. Nghe đến đây có vẻ như bạn thấy mơ hồ và bối rối. Trên thực tế cái cảm giác này chỉ ra rằng bạn đồng ý với lý luận nhân cách ổn định. Bạn cảm thấy sau khi xem xét nhiều loại hành vi, luôn có một vài thứ không thay đổi, đó là con người thật của bạn. 

Quay về với chủ đề trên tiêu đề, có những lúc, dán nhãn nhân cách giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, nhưng cũng có những lúc chỉ khiến chúng ta cố chấp phong bế bản thân. 

Thế nên tôi kiến nghị, thay vì cố chấp dán cho bản thân cái mác "hướng nội" hay "hướng ngoại", ép tính cách của bản thân vào 1 cái khuôn cứng nhắc, thì nên dùng những quan điểm trưởng thành nhìn nhận tính cách của bản thân, đi thử nghiệm, chấp nhận và nắm bắt các góc độ khác nhau. 

Trưởng thành và thay đổi đều có thể xảy ra, nếu bạn không ngừng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đi trải nghiệm những thứ khác nhau, đột phá những tính cách rập khuôn mà chúng ta được mặc định trong vùng an toàn, đi kết giao với nhiều loại người, có lẽ bạn sẽ phát hiện, bạn có sự phong phú vượt qua cả sự hướng nội, những thứ ấy bao gồm cả một mặt khác trong bản ngã của bạn. Ở thời điểm đó, bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, đã chẳng còn quan trọng nữa rồi.


Nguồn: Zhihu

Nguồn dịch: