TOP 3 Sai lầm thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Khi đến giai đoạn ăn dặm, các bà mẹ đều chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu để có thể chế biến và nấu cho con mình những món cháo ăn dặm bổ dưỡng chất. Tuy nhiên, dù có tìm hiểu nhiều nguồn thông tin và sách vở, nhiều bà mẹ vẫn gặp khá nhiều sai lầm, dẫn đến chất lượng món ăn của con bị giảm đi đáng kể. Điển hình nhất có lẽ phải nói đến sai lầm dùng nước hầm xương để nấu cháo ăn dặm cho bé. Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đến giờ vẫn không hiểu lý do không nên hầm xương khi nấu cháo ăn dặm. Bên cạnh việc hầm xương, nhiều bà mẹ còn gặp phải nhiều lầm tưởng khác khiến cho việc ăn dặm của con hầu như không có tác dụng. Bé vẫn không được cung cấp đầy đủ chất và không tăng cân. Do vậy, bà mẹ nào cũng nên đọc ngay bài viết dưới đây để xem mình có mắc phải những sai lầm thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho bé không nhé!

Tiếp
1

Nấu cháo bằng nước hầm xương

5/5 - 1 đánh giá | 0

Các chuyên gia dinh dưỡng hiện nay không khuyến cáo dùng nước hầm xương cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống. Vì nếu bé ăn cháo với nước hầm xương sẽ dẫn đến bé thiếu hàng loạt các chất dinh dưỡng khác mà nước hầm xương không có. Bé sẽ mắc phải các bệnh như bị thấp còi , thiếu năng lượng, thiếu canxi.... cụ thể trẻ có thể gặp các triệu chứng sau.

  • Bị khó tiêu hoặc đau bụng tiêu chảy: Nước hầm xương chứa nhiều chất béo từ tủy xương khiến bé khó tiêu hóa, nếu trẻ ăn nhiều thì nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.

  • Trẻ sẽ bị bỏ qua giai đoạn nhai, lười nhai, chán ăn: Thường các mẹ không cho bé ăn thô nhiều, nghĩ rằng nước hầm xương đủ chất, mọi thứ đã được nấu nhuyễn nên bị sẽ bị tình trạng lười nhai và kén ăn. Vì thế các mẹ nên cho bé ăn thô: rau củ hấp, cá thịt, các loại trái cây để bé có thể tập nhai và có thói quen ăn uống tốt. 

Trên thực tế việc hầm xương không lấy được hết chất dinh dưỡng trong thịt và xương, vì vậy các mẹ nên cho các bé ăn cả xác để đảm bảo đủ chất cho trẻ.

nước hầm xương

Tiếp
2

Nấu với khoai tây, cà rốt, không cho dầu ăn

5/5 - 1 đánh giá | 0
  • Khoai tây cà rốt có chứa nhiều vitamin nhưng lượng tinh bột trong 2 loại thực phẩm này cũng rất cao, vì vậy bé dễ dẫn đến khó tiêu và thừa tinh bột trong khi đó  thiếu hụt các nhóm vitamin khác. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt dễ dẫn đến vàng da.

  • Dầu ăn là một thành phần không thể thiếu đối với việc ăn dặm của trẻ. Cung cấp dầu ăn là cung cấp chất béo tốt cho trẻ, dầu ăn còn giúp em bé hấp thu các chất dinh dưỡng khác hoặc các loại vitamin tan trong dầu và chất béo như Vitamin A…. 

Ngoài ra, các mẹ thường không phân biệt độ tuổi của bé, thường cho bé ăn cháo nhuyễn ngay cả khi bé có thể nhai được cơm và thức ăn thô. Điều này khiến khả năng nhai và nhận biết các loại thức ăn của bé bị hạn chế. Thêm vào đó, bé sẽ không được ăn đa dạng thức ăn, và phát huy hết các khả năng theo đúng độ tuổi của mình. 

khoai tây cà rốt

3

Cách nấu và thiết bị nấu không phù hợp

0/5 - 0 đánh giá | 0

Như ở trên đã nêu ra việc nấu cháo bằng nước hầm xương là sai lầm nghiêm trọng, bên cạnh đó các mẹ muốn tiết kiệm thời gian thường nấu cháo vào một nồi to, rồi cho bé ăn dần cũng được khuyến cáo không nên lạm dụng cách nấu này. 

  • Khi mẹ nấu, cháo cùng rau củ quả và chất đạm đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng trong cháo của bé, bên cạnh đó còn tạo cảm giác nhàm chán vì bé phải ăn đi ăn lại quá nhiều lần 1 món cháo. Mẹ nên đan xen các món cháo khác nhau trong tuần giúp bé làm quen được các thực phẩm mới, và thêm được nhiều loại dưỡng chất khác nhau hơn. Việc này đòi hỏi mẹ phải dành thời gian đồng hành cùng bé và giúp bé làm quen với món mới. 

  • Giải pháp cho việc này mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng khoảng 2-3 phần ăn cho trẻ, sau đó bảo quản sạch sẽ trong tủ lạnh. Hằng ngày, mẹ mua thịt và rau, cá, củ quả tươi thay đổi cho bé vừa đảm bảo đồ ăn tươi ngon và bé không bị chán ăn hay chỉ ăn một nhóm thực phẩm nào đó

  • Các mẹ thường cho bé ăn nhiều thịt lợn, bò, gà hoặc cá điều này dễ dẫn tới bé bị dư đạm trong khẩu phần ăn. Mặc dù chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ tuy nhiên nếu bé ăn quá nhiều dễ khiến bé bị tình trạng biếng ăn, táo bón kéo dài. Hơn nữa trong quá trình tiêu hóa, chất đạm còn khiến gan thận của bé làm việc quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Bởi vậy khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ nên kết hợp hài hòa giữa các nhóm dinh dưỡng chất xơ, chất đạm trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé. 

  • Chọn nồi nấu cháo cho bé cũng cần lưu ý nếu chọn nồi nấu cháo không chuyên dụng như bếp ga, nồi cơm điện, bếp từ cũng dễ dẫn đến hao hụt về mặt dinh dưỡng tuyệt vời có trong cháo khiến cháo không ngon. Ngày nay các mẹ thường sử dụng các nồi nấu chậm để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng trong cháo và đây cũng là loại nồi chuyên dụng để nấu cháo cho bé trong quá trình ăn dặm 

Cách nấu và thiết bị nấu không phù hợp