TOP 5 Nguyên tắc phối màu cơ bản

Thông thường, nhiều người thường nghĩ rằng việc phối những gam màu sắc với nhau chỉ là chủ đề của các nhà thiết kế hay những hoạ sĩ. Sự thật không phải vậy. Việc phối màu và những nguyên tắc phối màu là cần thiết cho tất cả mọi người, không chỉ riêng bất cứ một ngành nghề, một cá nhân nào. Một bạn học sinh có thể dựa vào các nguyên tắc phối màu để trang trí cho vở mình thêm sinh động hơn, từ đó tạo thêm động lực học tập. Bạn tự tin hơn khi mặc một bộ quần áo với màu sắc ấn tượng. Không chỉ thế, việc hiểu biết về các nguyên tắc phối màu cơ bản sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội và cũng phần nào giúp cho những lựa chọn của bạn trở nên "chuyên nghiệp" hơn, đây cũng là một trong những các nâng cao chất lượng cuộc sống của bạ từ những điều giản đơn nhất. Cùng tham khảo nhé !

Tiếp
1

Phối màu đơn sắc - Monochoromatic

0/5 - 0 đánh giá | 0
Nguyên tắc phối màu đơn sắc - Monochoromatiic: Là một trong những nguyên tắc phối máu được ưa chuộng nhất trong mảng phối màu theo nguyên tắc tối giản, phối màu đơn sắc lựa chọn duy nhất một tone màu cho tổng thể. Theo đó, bạn có thể lựa chọn nhiều sắc độ cộng hưởng vối nhau để tổng thể thêm bắt mắt. 

Phối màu đơn sắc được xem là một trong số những nguyên tắc phối màu đơn giản, cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể học và thực hành. Quy tắc phối màu nào thường chỉ dùng một màu chính làm màu chủ đạo. Nếu muốn tổng thể trông bắt mắt hơn, bạn có thể dùng nhiều sắc độ khác nhau của màu sắc đó để cộng hưởng. Chính bởi sự đơn giản, không cầu kì hay phức tạp mà cách phối màu này mang lại cảm giác dễ chịu, dễ tiếp cận cho người nhìn. Song, cũng chính bởi điều đó mà tổng thể của bạn dễ rơi vào cảm giác đơn điệu, tẻ nhạt. 

Phối màu đơn sắc - Monochoromatic
Phối màu đơn sắc - Monochoromatic
Tiếp
2

Phối màu tương đồng - Analogous

0/5 - 0 đánh giá | 0
Nguyên tắc phối màu tương đồng: Thông thường khi lựa chọn cách phối màu này, mỗi người thiết kế sẽ chọn ra 3 màu cho tổng thể. Trong đó, màu thứ nhất sẽ là màu làm chủ đạo với những chi tiết chính, đây sẽ là màu sắc được sử dụng nhiều nhất. Màu thứ hai được chọn cho những chi tiết ít quan trọng hơn và có nhiệm vụ tương tác với màu thứ nhất. Màu thứ ba sẽ là màu được dùng cho những chi tiết không quan trọng, thường là những chi tiết mang tính trang trí thêm.

Phối màu tương đồng thường được kết hợp bởi ba màu liền kề nhau trong vòng tròn màu sắc. Cách phối màu này thu hút người nhìn bởi cảm giác nhã nhặn, dễ nhìn. Tuy có sự kết hợp giữa nhiều màu sắc nhưng do những màu sắc ấy là liền kề nhau trong vòng tròn màu sắc nên không gây cảm giác quá cầu kỳ, phức tạp. Ngược lại cách phối màu này còn giúp người nhìn dễ dàng phân biệt độ quan trọng của chi tiết, nội dung.

Phối màu tương đồng - Analogous
Phối màu tương đồng - Analogous
Tiếp
3

Phối màu bổ túc trực tiếp - Complemantary

0/5 - 0 đánh giá | 0
Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp:Cũng tương tự những cách phối màu khác, đầu tiên bạn sẽ cần chọn một màu sắc làm chủ đạo cho tỏng thể. Tiếp theo đó sẽ chọn một màu đối xướng để làm làm phụ. Trong cách phối màu này, bạn cần lưu ý tránh lựa chọn những màu có sắc độ nhạt, hay còn gọi là desaturated colors làm màu chính. bởi những màu này sẽ không có tính tương phản cao giữa các cặp màu, khó tạo được điểm nhấn.

Đây là cách phối màu được ưa chuộng trong việc tạo màu sắc có chủ đề năng động, sáng tạo. Với những cặp màu đối xứng, người nhìn sẽ dễ dàng cảm nhận được nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên bạn cần chú ý hạn chế sử dụng cách phối màu nào nếu tổng thể bạn muốn thể hiện mang phong cách nhẹ nhàng, thư giãn.

Phối màu bổ túc trực tiếp - Complemantary
Phối màu bổ túc trực tiếp - Complemantary
Tiếp
4

Phối màu bổ túc bộ ba - Triadic

0/5 - 0 đánh giá | 0
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba:Trong cách phối màu này bạn sẽ lựa chọn 3 màu sắc tạo thành một tam giác đều trong vòng tròn màu sắc. Với ba màu sắc nằm ở ba góc khác nhau, người nhìn sẽ cảm nhận được cảm giác cân bằng bởi sự kết hợp và bổ sung lẫn nhau giữa chúng. Trong một số trường hợp cách phối màu này sẽ tạo cảm giác thiếu sáng.

Đây là cách phối màu khó mà dễ, thường ít được lựa chọn. Nói như thế bởi lẽ đối với những ai sử dụng quen, đây sẽ là cách phối màu tạo nên phong cách riêng biệt. Đối với những ai không quen sử dụng, cách phối màu này sẽ khó tạo được điểm nhất. 

Phối màu bổ túc bộ ba - Triadic
Phối màu bổ túc bộ ba - Triadic
5

Phối màu bổ túc xen kẽ - Split Complementary

0/5 - 0 đánh giá | 0

Nguyên tắc phối màu bổ xúc xen kẽ: 

Cách phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu sắc và tạo thành một tam giác cân. Đôi lúc, bạn cũng có thể lựa chọn thêm một màu làm màu thứ tư, là màu sắc đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy tam giác cân đó để tổng thế thêm bắt mắt.

Bởi tính linh hoạt trong việc lựa chọn, sử dụng màu sắc, cách phối màu bổ túc xen kẽ được nhiều người ưa chuộng tin dùng. Thông thường màu sắc được lựa chọn chủ yếu là màu trắng và đen làm chủ đạo và được tô điểm thêm bằng các màu đỏ hay xanh ở những chi tiết phụ.

Phối màu bổ túc xen kẽ - Split Complementary
Phối màu bổ túc xen kẽ - Split Complementary