TOP 6 Nguyên tắc mẹ cần biết để bé ăn dặm thành công

Ăn dặm là hình thức phổ biến hiện nay đối với quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức, hiểu biết về vấn đề này. Ngoài việc chọn lựa thực phẩm, mẹ cũng nên tham khảo một số nguyên tắc dưới đây để con có thói quen ăn uống lành mạnh và bền vững. Điều này sẽ giúp con được phát triển toàn diện và không bị ảnh hưởng bởi những chất không có lợi như đường, chất béo có hại,... Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp ăn dặm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi thì bài viết này là dành cho bạn. Hy vọng, với những thông tin này, mẹ sẽ có kế hoạch xây dựng thực đơn hoàn chỉnh và biết cách cho con ăn dặm thành công, để con ham ăn và phát triển tốt. 

Tiếp
1

Không có bất cứ thực phẩm nào xấu

0/5 - 0 đánh giá | 0
  • Mẹ nên cho bé làm quen với tất cả các loại thực phẩm kể cả socola, nước ngọt, snack….vì chúng đều là thức ăn. Bé nên làm quen tuy nhiên có thể hạn chế cho bé ăn và giải thích khi ăn với bé là thực phẩm này dùng nhiều sẽ không tốt, gây sâu răng. Việc làm này giúp bé nhận thức được vấn đề dễ dàng hơn, để nếu bé có phải tham gia các buổi tiệc sinh nhật hay lễ kỷ niệm nào đó việc bé lựa chọn ăn sẽ làm bé cảm thấy không quá sai trái

  • Có nhiều quan niệm cho rằng bé đã đủ cân, hoặc dư cân thì không nên cho bé ăn chất béo nữa điều này hoàn toàn không đúng. Việc bổ sung chất béo là cần thiết do một số loại vitamin chỉ tan khi có chất béo như Vitamin A, D, E , K. Chưa kể việc cung cấp chất béo thực vật còn giúp  bổ sung cho bé Omega3 và omega6 là những chất rất tốt cho hệ tim mạch của bé!

Sô cô la và nước ngọt
Có thể cho bé ăn tất cả các loại thực phẩm để bé biết cách phân biệt - Nguồn Internet
Tiếp
2

Không cho quá nhiều gia vị vào đồ ăn dặm của trẻ

0/5 - 0 đánh giá | 0

Các mẹ nên nhớ rằng vị giác của trẻ rất nhạy cảm và khác của người lớn vì vậy khi nêm gia vị cho đồ ăn dặm của trẻ mẹ nên nêm nhạt hơn so với khẩu vị của mẹ. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé ăn thô, chưa cho thêm gia vị để bé cảm nhận hương vị của từng loại thức ăn mà trẻ tiếp xúc. Trước 2 tuổi tốt hơn hết mẹ không nên cho trẻ ăn gia vị như muối hoặc đường sẽ không tốt cho thận của trẻ.

gia vị
Hạn chế gia vị để bảo vệ thận cho trẻ - Nguồn Internet
Tiếp
3

Không nhồi nhét ép trẻ ăn

0/5 - 0 đánh giá | 0
  • Mẹ nên cho trẻ ăn theo khả năng của mình, không nên nhồi nhét bắt ép trẻ ăn để bữa ăn trở nên đẫm nước mắt. Khi bé đã không muốn ăn, chán ăn và khóc, thì mẹ nên dừng việc ăn này lại, cho bé bỏ qua bữa đó. Đến bữa sau , bé đói bé sẽ hào hứng ăn hơn.

  • Hãy để trẻ có bữa ăn nhiều niềm vui, bé hào hứng khi ăn sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. 

  • Hãy dạy cho trẻ việc dừng ăn đúng lúc khi trẻ đủ no, kể cả khi trẻ thích ăn thêm. Việc dừng ăn này đôi khi đối với người lớn cũng khó nếu gặp đúng món ăn khoái khẩu, nhưng sẽ giúp bé có  nguyên tắc ăn tốt, giúp bảo vệ sức khỏe của bé suốt đời. Mẹ có thể giải thích cho bé hiểu, và nói bé có thể ăn tiếp tục vào các bữa sau.

nhồi nhét ép trẻ ăn
Không nên ép trẻ ăn theo mong muốn của mình - Nguồn Internet
Tiếp
4

Không nên trữ đồ ăn của trẻ quá lâu trong tủ lạnh

0/5 - 0 đánh giá | 0
  • Thời gian bận rộn khiến các mẹ thường đi chợ hoặc siêu thị vào cuối tuần và để dành đồ ăn cho cả tuần sau của bé trong tủ lạnh điều này là không nên. 

  • Việc tích trữ đồ ăn khiến đồ ăn mất đi độ tươi mới, mất khá nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy để đồng hành cùng con mẹ cần chịu khó đi chợ cách nhau khoảng 2 ngày để bé có đồ tươi mới ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

trữ đồ ăn tủ lạnh
Không trữ đồ ăn quá lâu ở tủ lạnh gây mất dinh dưỡng - Nguồn Internet
Tiếp
5

Không nên sử dụng thức ăn làm phần thưởng hay hình phạt

0/5 - 0 đánh giá | 0

Việc ăn giúp chúng ta tồn tại, hơn thế nữa bữa ăn là nơi gắn kết giao lưu và kết nối mọi người với nhau. Vì vậy việc thưởng đồ ăn cho bé khi bé hoàn thành tốt việc làm nào đó, hoặc rút bớt khẩu phần ăn khi bé làm sai hay có lỗi có tác dụng nhất thời , tuy nhiên các mẹ sử dụng thường xuyên sẽ làm mất giá trị cũng như chức năng của thức ăn, làm cho vai trò của thức ăn không còn thích hợp nữa. Vì vậy mẹ cần cân nhắc về việc coi thức ăn là phần thưởng cho bé.

Không nên sử dụng thức ăn làm phần thưởng hay hình phạt
Không nên sử dụng thức ăn làm phần thưởng hay hình phạt cho bé - Nguồn Internet
6

Cho bé ăn dặm từ loãng tới đặc, từ ngọt tới mặn

0/5 - 0 đánh giá | 0

Do dạ dày bé cần thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa, vì vậy mẹ đừng quên nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc nhé. Mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng việc ăn những thức ăn có vị ngọt từ nước như bột ngọt có vị sữa. Sau đó, mẹ có thể chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt cá…. 

cháo ăn dặm
Có thể cho bé ăn cháo để bé tập quen dần - Nguồn Internet