TOP 3 Bí kíp ba mẹ nên biết để trẻ hết kén ăn

Trẻ em thường có khẩu vị khá kén chọn do các bé thường thích những món ăn, những loại thực phẩm có nhiều vị ngọt hơn là các món ăn thanh đạm, nhạt, ít nêm gia vị. Ngoài ra, nhiều bạn nhỏ cũng rất ghét ăn rau dẫn đến các vấn đề như táo bón, thiếu vitamin... khiến bố mẹ cực đau đầu. Tuy nhiên, với một số bí kíp dưới đây, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc dần thay đổi thói quen ăn uống của con mình. Những kinh nghiệm được TOP BEST dưới đây sẽ giúp bạn thuận lợi đối phó với trẻ kén ăn. Trẻ sẽ nhanh chóng biết cách ăn thêm nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác bên cạnh những món ngọt, đồ chiên không tốt cho sức khỏe. Từ đó, trẻ cũng sẽ tránh được các bệnh về răng miệng và các vấn đề liên quan đến thừa cân, béo phì hay thiếu cân bằng trong dinh dưỡng. 

Tiếp
1

Để trẻ tiếp xúc với đa dạng thực phẩm

5/5 - 1 đánh giá | 0

Mọi thói quen của con người bao gồm cả thói quen ăn uống đều được hình thành và duy trì từ những thói quen khi còn nhỏ. Chính vì vậy, khi còn nhỏ, bố mẹ không nên giới hạn những loại thực phẩm trong các chế độ ăn uống của trẻ. Những suy nghĩ như trẻ em chỉ nên ăn cái này cái kia sẽ trở thành trở ngại cho bé khi tiếp xúc với các loại thực phẩm mới lạ khi lớn lên. 

Khi bố mẹ chỉ cho con ăn một vài loại thực phẩm quen thuộc mà bố mẹ cho là tốt, phù hợp với con, dần dần khả năng phản xạ của trẻ cũng trở nên kén chọn hơn với các loại thực phẩm lạ, mới ăn lần đầu. Do vậy, cần cho trẻ thử nhiều loại thực phẩm đa dạng với những hương vị, màu sắc khác nhau. Ngoài ra, chất liệu của thực phẩm cũng là yếu tố có thể dẫn đến thói quen kén ăn của bé. Thay vì nghiền nhỏ đồ ăn, bạn có thể chuẩn bị các món ăn ở dạng thái nhỏ, đồ ăn rắn, đồ ăn khô…. Với các mùi vị, cũng nên cho trẻ thử tất cả các loại thực phẩm có vị chua, cay, mặn, ngọt,... để bé có thể làm quen và không bị sợ hãi với bất kỳ loại thức ăn lạ lẫm nào. Có như vậy, bé mới không kén chọn đồ ăn và dần yêu thích nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

đa dạng thực phẩm
Nên kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau trong thực đơn hàng ngày của bé - Nguồn Internet
Tiếp
2

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

0/5 - 0 đánh giá | 0

Ăn vặt có lẽ là “kẻ thù” với bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn. Ngay cả người lớn - đối tượng đã có đủ nhận thức về hành động của mình, ý thức được tác hại của những món ăn nhanh nhưng ít ai có thể hạn chế và kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này. Các loại đồ ăn vặt như snack, kẹo, bánh, nước ngọt đóng hộp thường chứa lượng đường cao và hơn hết sản phẩm nào cũng chứa chất bảo quản, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Khẩu vị của trẻ em thường ưu tiên các vị ngọt hơn nên các bé sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những món ăn như vậy. 

Ngoài ra, những sản phẩm này là thức ăn nhanh nên thường không tốn thời gian chế biến. Chỉ cần ăn trực tiếp nên tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho ba mẹ. Đó cũng là lý do một vài gia đình do bận rộn đã ỷ lại vào loại thực phẩm này mà không chuẩn bị bữa ăn đầy đủ cho con. Họ cho rằng bé ăn bánh ngọt, snack và uống sữa là có thể đủ no tạm cho những ngày bận rộn của họ. Ít ai biết rằng, chỉ cần 1-2 bữa như vậy là bé đã quen với vị ngọt và không còn thấy ngon với những thực phẩm như thịt cá, rau củ quả nữa. Dần dần, trẻ trở nên biếng ăn và chỉ đòi ăn các loại đồ ăn vặt, không chịu ăn thức ăn mặn ở các bữa chính nữa. 

Do vậy, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, hãy hạn chế tối đa trường hợp trẻ ăn đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ đóng hộp. Bạn hãy coi đồ ngọt như một “chất gây nghiện”. Đứa trẻ nào cũng thích và việc cần làm của người làm bố mẹ là phải giúp con mình tránh xa nó. Khi không được ăn những đồ ăn đó, cơ thể trẻ sẽ dần chấp nhận những loại thực phẩm bé vốn không hề thích. Bởi lẽ đơn giản, nếu không chịu ăn, bé sẽ bị đói. Bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc với những loại thực phẩm bé không thích vào thời điểm bụng đói, bé sẽ dần bỏ được tật kén ăn.

đồ ăn vặt
Việc đầu tiên cần làm khi muốn trẻ hết kén ăn là hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt - Nguồn Internet
3

Để ý cách người lớn trong gia đình ăn uống

0/5 - 0 đánh giá | 0

Trẻ em học theo rất nhanh nên muốn tạo được thói quen hay sự thay đổi gì ở trẻ, người lớn cần có ý thức làm gương trước. Nếu gia đình bạn ở riêng, chỉ có 2 vợ chồng và bé thì việc để ý cách ăn uống của người lớn khá đơn giản và không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, chuyện sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều nếu gia đình ở chung với nhiều thành viên khác như ông bà nội, cô, chú,.... Bạn sẽ khó có thể chắc chắn được rằng thói quen ăn uống của họ sẽ không làm ảnh hưởng đến con mình. Ngoài ra, ở nhiều gia đình, ông bà là người chăm sóc trẻ bên cạnh bố mẹ. Trong trường hợp ông bà hay bố mẹ thường xuyên kiêng khem hay kén chọn đồ ăn, trẻ sẽ quan sát thấy và học tập theo thói quen đó. Hơn thế, trong suy nghĩ của trẻ, bé sẽ nghĩ tại sao mình không được kén chọn trong khi người lớn được phép làm thế. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn khi rèn thói quen của trẻ sau này. Do đó, bạn nên nói chuyện với các thành viên trong gia đình để cùng nhau hợp tác, làm gương cho trẻ. 

trẻ kén ăn
Nếu ông bà hay bố mẹ kén ăn thì bé sẽ nhanh chóng học theo - Nguồn Internet