8 loại Đinh lăng mà bạn cần biết

Đinh lăng được biết đến là dược liệu quý trong y học phương Đông với tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, mỗi loại Đinh lăng lại có những chức năng, công dụng khác nhau. Cùng với TOPBESTVIET khám phá 8 loại Đinh lăng với những đặc điểm vô cùng độc đáo ngay trong bài chia sẻ dưới đây!

Cây Đinh lăng lá nhỏ - Polyscias fruticosa

Đinh lăng lá nhỏ được khai thác làm dược liệu
Đinh lăng lá nhỏ được khai thác làm dược liệu

  • Còn gọi là Đinh lăng nếp.
  • Cây thân gỗ nhỏ, nhẵn và có thể cao đến 2m. Lá xẻ lông chim với mép hình răng cưa không đều nhau.
  • Đây là loại Đinh lăng được sử dụng làm dược diệu hoặc trồng cảnh, lấy lá ăn sống, gói nem. 
  • Đinh lăng lá nhỏ được đưa vào trồng khai thác dược liệu phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi Trung Bộ - Bắc Bộ.
Xem thêm: Đinh lăng - Nhân sâm của người nghèo

Cây Đinh lăng lá to -  Polyscias filicifolia

Đinh lăng lá to
Đinh lăng lá to

  • Còn gọi là Đinh lăng lá lớn, Đinh lăng tẻ hoặc Đinh lăng lăng ráng.
  • Đặc điểm hình thái bên ngoài khá giống Đinh lăng lá nhỏ, tuy nhiên lá dày và to hơn.
  • Được sử dụng làm dược liệu nhưng không phổ biến.

Cây Đinh lăng lá tròn - Polyscias balfouriana

Đinh lăng lá tròn làm cảnh
Đinh lăng lá tròn làm cảnh

  • Có tên gọi khác là Đinh lăng vỏ hến.
  • Là cây thân gỗ nhỏ với chiều cao có thể lên đến 3m. Lá tròn, to với các vân xanh trắng xen kẽ lẫn nhau trông rất bắt mắt.
  • Đinh lăng lá tròn thường được trồng làm cảnh, đặc tính dược liệu ít được đề cập đến.
Xem thêm: 19 công dụng của lá Đinh lăng

Cây Đinh lăng lá đĩa - Polyscias scutellaria 

Đinh lăng lá dĩa
Đinh lăng lá dĩa

  • Thân bụi, có thể cao đến 6m. Lá tròn và hơi khuyết ở cuống với màu xanh sáng đặc trưng.
  • Đinh lăng lá đĩa rất hiếm gặp, thường được trồng làm cảnh và không có giá trị dược liệu. 

Cây Đinh lăng lá răng - Polyscias Serrata Balf

  • Còn có tên gọi khác là Chu viên hoặc Đinh lăng miền Nam.
  • Mỗi lá gồm 3 lá con, xẻ cạnh với gai nhọn xung quanh. Lá màu xanh đậm, bóng.
  • Đinh lăng lá răng rất hiếm gặp, không có giá trị dược liệu.
  • Được sử dụng trồng làm cảnh.

Cây Đinh lăng lá bạc - P. guilfoylei var. lacinata

Đinh lăng lá bạc
Đinh lăng lá bạc

  • Còn có tên gọi khác là cây Đinh lăng viền bạc hoặc Đinh lăng trổ.
  • Hình thái bắt mắt, dáng lá thanh tú với viền trắng bạc. Mỗi lá có từ 3 đến 5 lá con, mỗi lá con của Đinh lăng lá bạc đều xẻ 3 cạnh.
  • Được trồng làm cảnh bonsai và không có giá trị dược liệu.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Đinh lăng

Cây Đinh lăng lá vằn - Polyscias Guilfoylei

  • Đinh lăng lá vằn - Polyscias guilfoylei
  • Có hình dáng đẹp, lá mềm, thanh mảnh như cánh hoa với viền trắng điển hình.
  • Đinh lăng lá vằn được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và trồng làm cảnh.

Cây Đinh lăng lá nhuyễn

  • Có tên gọi khác là Đinh lăng lá kim.
  • Có lá rất nhỏ, màu xanh vàng, viền trắng mỏng đặc trưng.
  • Không có giá trị về dược liệu lẫn trồng làm cảnh.

* Nếu mua Đinh lăng giống trồng với mục đích khai thác làm dược liệu thì nên chọn giống Đinh lăng lá nhỏ. 

* Nếu muốn trồng chơi cảnh thì Đinh lăng lá bạc hay Đinh lăng lá tròn là lựa chọn thích hợp nhất.