Con không được kết hôn với người trong gia đình đơn thân....

Tác giả: KnowYourself

Người dịch: LinG


Dạo gần đây tôi có “tám” chuyện với bạn bè, nghe được một câu chuyện như sau:

“A và B hình như ở bên nhau gần 5 năm, đã bàn đến chuyện kết hôn luôn, thế nhưng nghe nói chia tay rồi. Lý do là vì gia đình B là gia đình đơn thân (chỉ có bố hoặc mẹ), nhưng anh ấy không nói với A, gần đây gia đình A biết được hoàn cảnh của anh ấy, thế rồi 2 người bị ép phải chia tay.”

Tôi ngạc nhiên vô cùng, đây là năm 2022 rồi, vẫn có người vì bốn chữ “gia đình đơn thân” mà bị kì thị sao? Bạn tôi bất lực mà gật gật đầu: đúng thật là vẫn sẽ có.

Thế nên, tôi đem theo nghi vấn này, tìm hiểu về suy nghĩ của bạn bè và những người xung quanh tôi, kết quả phát hiện ra một sự thật tàn nhẫn: Đến tận bây giờ, những người lớn lên trong gia đình đơn thân vẫn bị kì thị nhiều hơn chúng ta nghĩ.

Nhưng mà, sự kì thị này có lý không? Người lớn lên trong gia đình đơn thân làm thế nào để đối phó và xử lý sự kì thị này, và làm thế nào để hướng tới một cuộc sống thoải mái, bình đẳng hơn?


Người lớn lên trong gia đình đơn thân sẽ bị kì thị những gì?

Thông qua việc kết nối cùng một số bạn bè lớn lên trong gia đình đơn thân, tôi phát hiện, sự kì thị mà họ vấp phải đều đến từ một số phương diện trong cuộc sống, và nó xảy ra ở các độ tuổi khác nhau:

“Mày là đứa trẻ không có giáo dưỡng.”

Từ thời thơ ấu của tôi, không biết bao nhiêu lần tôi bị nói không có giáo dưỡng. Sau khi họ li hôn, tôi và bố sống trong một đại viện, mỗi ngày sau khi ăn cơm tối xong, đám trẻ sẽ chạy đến sân ở giữa đại viện để chơi. Lúc này, sẽ luôn có hàng xóm ở kế bên nhà kéo đứa trẻ nhà họ đi, nói: “Đừng có chơi với nó, sẽ học thói hư.” Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không biết bọn họ sẽ học được thói hư gì từ tôi. – Tiểu Tâm, Nữ, 29 tuổi, 5 tuổi gia đình ly hôn.

“Tâm lý méo mó, nhân cách khiếm khuyết”

Năm ba đại học, tôi ở bên một người bạn trai lớn hơn tôi gần 10 tuổi, không lâu sau đó, chuyện này bắt đầu được truyền đi khắp nơi – “Tụi mày biết gì không, bạn trai của xx đã đi làm rồi, lớn hơn nó gần chục tuổi, chắc chắn là vì xx lớn lên trong gia đình đơn thân, thiếu tình thương từ cha, thế nên mới có phức cảm electra (bé gái có tình cảm đặc biệt với người cha của mình), chỉ tìm người yêu lớn hơn rất nhiều.” Cũng không có ai nhớ đến, người yêu cũ của tôi là bạn học cùng lớp năm nhất. Bạn thấy đấy, sự phiến diện của con người không có đạo lý thế đấy – Jenny, Nữ, 25 tuổi, 9 tuổi gia đình bắt đầu đơn thân.

“Gia đình như vậy chắc chắn rất khó để chung sống hòa hợp”

Tuần trước tôi đi xem mắt, cảm nhận được sự kì thị rất lớn từ 4 chữ “gia đình đơn thân”. Họ sẽ không nói trước mặt tôi, nhưng sau lưng sẽ bàn luận: “Gia đình đơn thân không tốt, cha mẹ đều có gia đình riêng, quan hệ rất phức tạp. Với lại phụ huynh như vậy, tình cảm dành cho con cũng không nhiều, thế nên con cái có tính chiếm hữu mạnh, con gái gả qua chắc chắn sẽ thiệt thòi.” Có thể sẽ có gia đình như vậy, nhưng không phải gia đình nào cũng như vậy cả. – XXXX, Nam, 34 tuổi, 18 tuổi gia đình ly hôn.

“Người sống trong gia đình đơn thân, sau này cũng sẽ dễ li hôn.”

Chào mọi người, tôi là B. Bố mẹ của bạn gái tôi (không đúng, là bạn gái cũ) nói, người trong gia đình đơn thân không có một gia đình hoàn chỉnh, không thể từ cha mẹ học được cách xử lý mối quan hệ vợ chồng, sau này rất dễ bước theo vết xe đổ, dù sao, đây đều là một “rủi ro không thể tránh khỏi”. Không ở trong gia đình đơn thân thì sẽ không ly hôn sao? Cũng chưa chắc như vậy – B, Nam, 30 tuổi, từ tiểu học gia đình ly hôn.

“Đối với tôi mà nói, đồng tình cũng là một loại kì thị.”

Tôi rất ít khi nói với người khác về gia đình tôi, cũng không phải do tôi tự ti, mà tôi sợ ánh mắt đồng tình của người khác. Ví dụ “Cô thật đáng thương, tôi thật đau long cho cô.” “Xin lỗi tôi không nên hỏi vấn đề này….” Tại sao phải xin lỗi? Tại sao phải cảm thấy đau lòng? Mẹ tôi cho tôi gấp đôi tình yêu thương, cho tôi môi trường đủ khá giả để lớn lên, toàn thân khỏe mạnh, công việc thuận lợi, tôi không cần sự đồng tình như kì thị đó – ruru, Nữ, 36 tuổi, 12 tuổi gia đình bắt đầu đơn thân.

Ngoài những thứ được mô tả như trên, tôi còn thường nghe thấy những sự kì thị khó mà chấp nhận hơn. Ví dụ, có người nói người đến từ gia đình đơn thân đa số đều có tâm lý b.i.ế.n t.h.á.i, cũng có người nói đơn thân sẽ di truyền. Tất nhiên, tôi càng muốn tin rằng những kì thị cực đoan này chỉ là số ít, nhưng nó cũng chứng minh được rằng người đến từ gia đình đơn thân vẫn phải chịu sự kì thị và đối xử không công bằng.

Những sự kì thị đó có lý không?

Không thể không thừa nhận, không ít những nghiên cứu chỉ ra rằng, gia đình đơn thân sẽ đem đến cho con cái một số ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ như đứa trẻ lớn lên trong gia đình đơn thân sẽ có khả năng ngh.i.ệ.n chất k.í.c.h t.h.í.c.h cao hơn, ví dụ như uống rượu hút thuốc, hoặc sẽ có khả năng đối mặt với khó khăn kinh tế cao hơn, trải qua một số vấn đề về nhận thức, tình cảm, xã hội,…

Thế nhưng, đơn thân không phải là lý do duy nhất dẫn đến những vấn đề này, và những vấn đề này cũng không xảy ra với tất cả những người trong gia đình đơn thân. Từ góc độ khách quan hơn mà nói, người lớn lên trong gia đình đơn thân có bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cũng có được lợi ích từ hoàn cảnh môi trường ấy.

Đầu tiên, theo nghiên cứu thể hiện, người lớn lên trong gia đình đơn thân sẽ có khả năng trưởng thành sớm hơn độ tuổi, điều này cũng đồng nghĩa là họ sẽ càng có trách nhiệm hơn.

Đây là bởi vì khi cha mẹ ly hôn, con cái trong gia đình sẽ bắt đầu phụ trách một phần chức năng “quản lý gia đình”. Ví dụ ở trong một gia đình có người mẹ đơn thân, cần người con đảm nhiệm một phần chức năng bị thiếu từ người cha, hoặc là người mẹ và con cùng phụ trách gánh vác chức năng này. Hơn nữa, một số đứa trẻ trong gia đình đơn thân vì muốn phụ giúp cha/mẹ, hoặc lo sợ bị bỏ rơi, sẽ càng chủ động gánh vác tránh nhiệm.

Tiếp đó, nhiều người cho rằng người sống trong fia đình đơn thân sẽ có thiếu sót về quan hệ xã giao nhất đinhk, không giỏi giao tiếp xã hội, tính cách tự bế, … nhưng điều này là do con người tạo thành.

Nếu như đứa bé trong gia đình này vì cha/mẹ bận không có thời gian, đưa con trẻ nhờ cậy hàng xóm chăm sóc giúp, những đứa trẻ nà ngược lại càng có them nhiều kĩ năng xử lý mối quan hệ giữa người và người. Tất nhiên, cũng có những đứa trẻ vì gia đình đơn thân mà tự ti, mẫn cảm, dần dần mất đi năng lực giao tiếp với người khác. Thế nên, người lớn lên trong gia đình đơn thân làm sao để thích ứng với hoàn cảnh, tự mình điều chỉnh, đối với biểu hiện của bọn họ trong quan hệ xã hội càng có vai trò quyết định.

Ở phương diện quan hệ thân mật, cũng có tồn tại một số hiểu nhầm thường gặp – người lớn lên trong gia đình đơn thân sẽ dễ bước lên vết xe đổ, lặp lại sai lầm của người lớn. Thực vậy, một thống kê chỉ ra, đầu những năm 70 thế kỉ 20, người lớn lên trong gia đình đơn thân, tỉ lệ li hôn cao gấp 2 lần so với gia đình có đầy đủ cha mẹ. Thế nhưng đến năm 2018, tỉ lệ này đã được thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 1,1 lần. Cũng có thể nói rằng, cho đến hiện tại, tỉ lệ li hôn giữa 2 đối tượng này là gần như không có sự khác biệt.

Trên thực tế, các cuộc hôn nhân với người có gia đình đơn thân hạnh phúc hơn với gia đình có cả cha và mẹ, Họ có thể tìm được những điểm không tốt từ chính phụ huynh mình, từ đó tránh để những đặc điểm ấy phát sinh trên người bản thân, cũng sẽ thấy được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến một mối quan hệ (ví dụ như hẹn ước, trách nhiệm, ….), trong các mối quan hệ thân thiết họ thường cố gắng hết sức để hoàn thành tốt. Nhưng cũng có những rủi ro nhất định trong việc chọn bạn đời của họ. Ví dụ nhà tâm lý học Nielsen đã phát hiện, cô gái thiếu tình thương từ cha sẽ càng dễ vì “mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt hơn, sâu sắc hơn với cha mình”, trong tình huống không suy xét cẩn thận mà chấp nhận người có thể thỏa mãn yêu cầu này. Như vậy, nếu không cẩn thận có thể sẽ gặp người không tốt.

Dù thế nào đi nữa, từ những nghiên cứu trên có thể nhìn ra được gia đình đơn thân sẽ đem đến cho con cái ảnh hưởng nhất định, nhưng sự ảnh hưởng này không mang tính chắc chắn, cũng không hoàn toàn là tiêu cực. Nhưng sự kì thị vẫn tồn tại một cách khách quan, những người lớn lên trong gia đình đơn thân làm thế nào để có thể sống tốt cuộc đời của mình trong môi trường này?

Những Tips dành cho người lớn lên trong gia đình đơn thân

Gia đình đơn thân là việc không thể thay đổi, nhưng đây cũng không phải lỗi của những đứa trẻ trong môi trường đó. Mỗi người đều có thể thông qua những phương pháp riêng để tìm thấy điểm cân bằng trong cuộc sống, sau đây là 5 tips dành cho những người lớn lên trong gia đình đơn thân:

1. Xây dựng và củng cố một nhận thức: Gia đình đơn thân không phải lỗi do bạn.

Đầu tiên bạn phải là một cá thể độc lập, sau đó mới là “con” trong một gia đình. Trên thực tế, gia đình đơn thân hay không, nhân tố quyết định lớn nhất là ở cha mẹ, không liên quan nhiều đến bạn, thế nên, làm con ở một gia đình đơn thân nhất định phải xây dựng và củng cố nhận thức rằng: bạn không có lỗi gì khi lớn lên trong gia đình đơn thân cả. Bởi vì không phải là lỗi của bạn, thế nên bạn không cần phải vì phụ huynh, vì người lớn mà bù đắp, cũng không cần phải có cảm giác tội lỗi, càng không phải chịu đựng sự chỉ trích và kì thị “như lẽ đương nhiên” đến từ người khác. Xây dựng nhận thức như vậy có thể khiến bạn có một tâm hồn mạnh mẽ hơn, có thể đối mặt với những lời đồn đại và những biến hóa môi trường không thể khống chế.

2. Không được kì thị bản thân, bạn càng cần phải “yêu thương bản thân” nhiều hơn.

Muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác, bạn cần phải tôn trọng bản thân, càng không được tự kì thị mình. Có những người vì lớn lên trong gia đình đơn thân, luôn trốn tránh trong các mối quan hệ xã hội, một số người lại có thói quen làm vừa lòng người khác để không bị nhận ánh mắt kì thị, cũng có người vì mình lớn lên trong gia đình đơn thân mà hạ thấp tiêu chuẩn cá nhân, miễn cưỡng lựa chọn.

Đơn thân chỉ là một thân phận khách quan, không khác gì gia đình bình thường, bạn cần dừng những hành động miễn cưỡng bản thân lại, ngừng chìm đắm vào quá khứ, chăm sóc tốt cho bản thân.

Cần phải biết rằng, trên thế giới này, hạnh phúc hay không không quyết đinh bởi bạn đến từ gia đình như thế nào, chỉ có những người tin tưởng mình có quyền tự do chọn lựa mới dễ dàng có được hạnh phúc.

3. Từ giai đoạn đầu trong một mối quan hệ, có thể nói rõ tình huống gia đình.

Cố gắng sớm nhất để nói rõ tình huống gia đình là hành động có trách nhiệm đối với cả hai bên. Điều này không có nghĩa là “gia đình đơn thân” vốn dĩ là “vấn đề”, mà là ở giai đoạn đầu có thể làm rõ tình huống thì sẽ tránh được một số mạo hiểm:

Ví dụ, nếu như đối phương ở giai đoạn đầu không biết gia cảnh của bạn, sau khi ở bên cạnh nhau rất lâu rồi mới phát hiện ra, có thể đối phương sẽ cảm thấy bạn cố tình dấu diếm, đôi khi não sẽ tự bổ sung rất nhiều vấn đề không tồn tại, cũng có thể sẽ xảy ra vấn đề về niềm tin. Cố gắng làm rõ tình hình gia đình càng sớm, có thể khiến đối phương cảm thấy sự thật long của bạn, còn có thể khiến cho mối quan hệ phát triển tốt hơn.

Thêm một ví dụ, nếu như đối phương hoặc gia đình đối phương ngay từ đầu đã biết bạn lớn lên trong gia đình đơn thân, cũng biểu thị rằng dù sao họ cũng không thể chấp nhận vấn đề này, vậy thì đoạn tình cảm này có miễn cướng tiếp tục cũng rất khó để có cái kết viên mãn, còn không bằng sớm dừng lại để bớt lãng phí thời gian và tình cảm.

4. Lấy “đối phương nhìn nhận thế nào về vấn đề đơn thân” làm giá trị tiêu chuẩn để chọn đối tượng/bạn bè.

Một người trưởng thành, có tư duy độc lập sẽ không vì vấn đề “bạn có lớn lên trong gia đình đơn thân không” để phán xét bạn. Ngược lại, chỉ có một số người rập khuôn, không linh hoạt, thậm chí “tam quan có vấn đề” mới công kích người lớn lên trong gia đình đơn thân mà không có lý do. Bởi vậy, khi chúng ta chọn bạn bè hoặc đối tượng, cần phải xem xét thái độ của họ đối với người lớn lên trong gia đình đơn thân, trên thực tế, nó còn có thể phản ánh giá trị quan của họ. Bạn có thể dung điểm này làm điều kiện lựa chọn đối tượng hoặc bạn bè – chọn những người có thể khách quan, lí trí xem xét hoàn cảnh của bạn, không vì thế mà thương hại hay chỉ trích bạn để làm đối tượng phát triển. Nhưng nếu có người vì bạn lớn lên trong gia đình đơn thân mà từ chối bạn, cũng không nên buồn, họ không phù hợp với bạn, mà bạn cũng tránh được việc cùng một người không thích hợp tiếp tục dây dưa.

5. Chủ động tránh xa những người kì thị hoặc làm bạn tổn thương.

Trên thế giới này chắc sẽ luôn có những phiến diện không thể xóa bỏ, sẽ luôn có những người dùng suy nghĩ bảo thủ của họ làm tổn thương bạn. Đối diện với tình huống này, chúng ta không cần nhẫn nhịn, tiếp nhận, càng không thể dễ dàng tha thứ cho họ, điều đó chỉ khiến hành động và cách nhìn của họ càng thêm phiến diện.

Một mặt, chúng ta cần dũng cảm nói lên quan điểm và cảm nhận của bản thân, chỉ ra vấn đề của họ (nhưng không mong sẽ thuyết phục được họ), mặt khác, chúng ta cần phải tránh xa những người và môi trường như vậy. Bởi vì chúng ta không thể thay đổi được quan điểm của họ, họ cũng sẽ dùng quan niệm đó để ảnh hưởng đến càng nhiều người hơn, “vòng giao tiếp có độc” đó không chỉ tiếp tục làm tổn thương chúng ta, còn khiến chúng ta hoài nghi bản thân nhiều hơn, ngăn cản chúng ta có một cuộc sống tốt hơn.

Cuối cùng tôi muốn nói rằng, chúng ta trở thành người thế nào, sống một cuộc sống ra saom quan trọng nhất vẫn là do trải nghiệm và sự phát triển của cá nhân. Những người không thể nhìn nhận, dùng sự khách quan đối xử với chúng ta, không xứng đáng để chúng ta buồn tủi, tức giận, nghi ngờ bản thân, ngược lại, bọn họ bị sự phiến diện che mắt, không thể nhìn thấy một mắt thật sự của thế giới, đó mới là sự đáng thương.

Còn bạn, chỉ cần sống tốt cuộc đời của bạn, sự yêu thương và dịu dàng mà trời cao dành cho bạn thực ra vẫn luôn tồn tại.

Nguồn: zhihu

Blog của dịch giả: Translate vài thứ linh tinh về tâm lý học